Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Hà Nội: Nữ giúp việc "hợp tác" cùng chồng trộm 1,6 tỷ về quê sắm SH| Luật BRAVOLAW


(ĐSPL) - Thấy chìa khóa trên bàn, người giúp việc tên Hiền nhanh tay mở tủ lấy gần 1,5 tỷ đồng rồi cùng chồng về quê ... sắm SH

Ngày 17/11, Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã tạm giữ vợ chồng Khúc Thị Hiền (36 tuổi), Nguyễn Tự Hào (41 tuổi, cùng trú tại trú tại xã Phụ Khánh, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) để điều tra hành vi Trộm cắp tài sản.

Hà Nội: Nữ giúp việc Phóng to

Vợ chồng Hiền Hào tại cơ quan điều tra

Theo điều tra, hồi đầu tháng 10, Hiền được trung tâm môi giới giới thiệu đến làm giúp việc cho một gia đình ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tuy nhiên, làm chưa tròn tháng thì Hiền xin nghỉ về quê Phú Thọ với lý do con ốm. Không lâu sau đó Hiền nhận được điện thoại của gia đình chủ cũ và được yêu cầu quay lại làm giúp việc và Hiền đã đồng ý.

Trong một lần dọn dẹp phòng ông chủ, Hiền phát hiện chùm chìa khóa tủ để trên bàn, người phụ nữ 26 tuổi nảy sinh ý định trộm tài sản của gia chủ.

Nghĩ là làm, ngay lập tức Hiền mở tủ lấy trộm 100 triệu đồng và 65.000 USD. Hiền giấu số tiền này ở phòng ngủ của mình rồi gọi điện cho chồng xuống Hà Nội mang về quê. Sau đó, lấy lý do sức khỏe không tốt và con nhỏ cần người chăm sóc, Hiền tiếp tục xin nghỉ việc.

Về khoản tiền trộm được, vợ chồng Hiền rủ nhau đi mua xe SH, tung tin rằng có thu nhập khủng từ kinh doanh lợn.

Ngay sau khi người giúp việc ra khỏi nhà, gia chủ đã phát hiện bị mất tiền. Ngày 7/11, nạn nhân đã trình báo công an. 

Cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, phát hiện vợ chồng Hiền - Hảo chính là hung thủ gây ra vụ trộm và tiến hành thu hồi toàn bộ số tiền bị trộm.

Điều 138 luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định về Tội trộm cắp tài sản:

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

c)  Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt  nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

PHƯƠNG ANH (Tổng hợp)

Xem thêm video tại đây:

Nguồn: tinnhanhonline.vn

Đọc báo Pháp luật Đời Sống trong ngày cập nhật liên tục từng giờ tại chuyên mục Pháp Luật

#chng

http://ift.tt/29osiNO

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.