Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

Bộ Công an vào cuộc vụ cấp biển số 80A, 80B cho doanh nghiệp |Tin tức Doanh Nghiệp


Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 3/2, liên quan đến vụ việc cấp biển số 80A, 80B cho doanh nghiệp diễn ra ở Thừa Thiên Huế, đại diện Bộ Công an Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành cho biết, sau khi có báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an báo cáo việc cấp biển số ô tô 80A, 80B... cho các doanh nghiệp (các loại hình).

Ảnh minh họa.

"Thực hiện vấn đề này thì hiện nay, văn bản chưa về Bộ Công an nhưng Bộ đã chủ động triển khai, đã giao cho Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông phối hợp với Công an Thừa Thiên-Huế rà soát việc sử dụng những xe biển 80A, 80B. Căn cứ theo quy định, việc xử lý sau này sẽ thông báo lại cho các nhà báo biết", Thứ trưởng Thành cho biết.

Trước đó, một số cơ quan báo chí phản ánh tình trạng cấp biển số xe ô tô tại tỉnh Thừa Thiên Huế thiếu minh bạch. Theo phản ánh, nhiều tháng nay, tại Thừa Thiên-Huế xuất hiện hàng loạt xe ô tô mang biển số “khủng” vượt rất nhiều những đầu số thực tế đang được cấp khiến dư luận xôn xao.

Về việc này, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công an báo cáo việc cấp biển số xe ô tô 80A, 80B... cho các doanh nghiệp (các loại hình) thời điểm từ ngày 1/6/2014 đến nay.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát các quy định về việc thực hiện đăng ký, cấp biển số xe ô tô, xe máy; nếu phát hiện vấn đề bất cập đề xuất sửa đổi, bổ sung bảo đảm chặt chẽ, khách quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2017.

Thêm bình luận

Các tin khác

#doanh #nghip

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

Vietcombank "ăn gian" tiền lãi của khách hàng 16 năm: Ngân hàng Nhà nước nói gì? |Tin tức Doanh Nghiệp


Vừa qua, một số cơ quan báo chí đưa thông tin, Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo kiểm toán hệ thống công nghệ thông tin liên quan đến lập báo cáo tài chính năm 2015 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Một trong những thông tin đáng chú ý là nhà băng này đã không trả đủ lãi tiền gửi cho khách hàng trong suốt 16 năm.

Báo cáo chỉ rõ Vietcombank cài đặt tính toán số lãi tiền gửi không kỳ hạn chưa phù hợp quy định tại Điều 6 Quyết định của Ngân hàng nhà nước số 652/2001 ngày 17/5/2001 về việc ban hành Quy định phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi của Ngân hàng nhà nước với các tổ chức tín dụng.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng.

Cụ thể, Vietcombank thực hiện Công văn 309 của Ngân hàng Nhà nước ngày 19/1/2001 về hướng dẫn chương trình ngân hàng bán lẻ, trong đó “các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn sẽ được tự động trả lãi định kỳ ngày 25 hàng tháng không phân biệt ngày nghỉ, lễ. Mức lãi tối thiểu được trả cho khách hàng là 1.000 đồng và 0,1 đơn vị ngoại tệ đối với ngoại tệ khác”.

Như vậy, từ năm 2001 đến nay (16 năm), các khoản lãi phát sinh hàng tháng của các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn nhỏ hơn 1.000 đồng hoặc 0,1 đơn vị ngoại tệ đối với các ngoại tệ khác đã không được hệ thống phần mềm tính và hạch toán đầy đủ.

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước nêu rõ: “Qua kết quả phân tích dữ liệu trên hệ thống phần mềm, cho thấy báo cáo tài chính năm 2015 của Vietcombank chưa phản ánh đầy đủ số lãi phải chi trả cho khách hàng 9.766.135.153 đồng”.

Còn với số liệu từ nhiều năm trước đó, Kiểm toán Nhà nước cho biết không thể xác định số lãi phải trả do hệ thống không lưu trữ được trọn vẹn thông tin chi tiết. Mặt khác, nhiều tài khoản đã tất toán các năm trước, việc xác định đúng tên đối tượng khách hàng theo từng tài khoản để chi trả thực tế rất khó khăn.

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Vietcombank thực hiện hạch toán và chi trả lãi tiền gửi không kỳ hạn cho khách hàng phát sinh năm 2015, với số tiền gần 10 tỷ đồng, tính và hạch toán đầy đủ số lãi phát sinh năm 2016 theo đúng quy định.

Thông tin này một lần nữa được đưa ra trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 3/2. Nói về việc này, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết: "Về quy định hệ thống làm tròn số đối với những khoản trả lãi phát sinh, vừa rồi tôi trao đổi nhanh với Chủ tịch Vietcombank và được cho biết trên cơ sở kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã có kiến nghị về việc hệ thống cần phải theo dõi những khoản trả lãi nhỏ mà tự động làm tròn này".

"Từ 2015, Vietcombank đã thực hiện theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và theo Chủ tịch Vietcombank thì Ngân hàng này đang chuẩn bị có trả lời chi tiết về vấn đề này, sẽ sớm trả lời báo chí", bà Hồng cho biết.

Thêm bình luận

Các tin khác

#Vietcombank #gian #khch

Đến Vinamilk, ông Đinh La Thăng bàn hướng phát triển bò sữa |Tin tức Doanh Nghiệp


Khẳng định này của bí thư Thành ủy TP. HCM được đưa ra trong chuyến thăm nhà máy sữa Việt Nam thuộc Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tại Bến Cát (Bình Dương), chiều 2-2.

Ông Đinh La Thăng đã nhắc lại, tròn một năm trước (ngày 18-2-2016), trong buổi làm việc ở Củ Chi ông đã yêu cầu chính quyền Củ Chi phải phối hợp chặt chẽ với Vinamilk và các công ty sữa để tìm đầu ra cho đàn bò sữa hơn 50.000 con của Củ Chi. 

Đừng bao cấp, hãy mang “cần câu cơm”

Thông tin với ông Đinh La Thăng, bà Mai Kiều Liên, tổng giám đốc Vinamilk cho biết sản lượng sữa của đàn bò sữa tại Củ Chi chỉ 17 -18 lít/con/ngày. Trong khi đàn bò sữa của Vinamilk là 30 lít/ con/ngày. Bà Liên cũng khẳng định “chỗ nào bán sữa đủ chất lượng, Vinamilk đã mua hết”. Tuy nhiên nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 30% cho Vinamilk, chủ yếu là dành cho sản xuất sữa tươi, nguyên liệu sữa bột vẫn phải nhập toàn bộ.

Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Công ty CP sữa Việt Nam chiều 2-2 - Ảnh TỰ TRUNG/Tuổi trẻ. 

“Vậy làm cách nào để đàn bò sữa của nông dân TP.HCM có sản lượng bằng của Vinamilk?” - ông Đinh La Thăng hỏi. Bà Mai Kiều Liên cho biết Vinamilk đang tiến hành từ khâu con giống đến thức ăn để cố gắng trong 3 năm giá thành của đàn bò sữa trong nước “hội nhập” được với giá thành thế giới.

Tuy nhiên, bà Liên cũng khẳng định so với chính sách hỗ trợ nông dân các nước thì chính sách hỗ trợ nông dân Việt Nam còn khá thấp. “Các nước có nhiều hình thức hỗ trợ, còn ở trong nước Vinamilk chỉ hỗ trợ được giá bằng việc trả giá cao, hỗ trợ kỹ thuật...”  - bà Liên nói.
Bà cũng cho biết Vinamilk đang khuyến cáo nông dân, con nào giống kém thì thải. 

Ông Thăng tán đồng lộ trình của Vinamilk trong việc hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa, nhưng ông cho rằng: “Không thể bao cấp mãi được, sẽ không tạo được động lực. Phải có đề án mà chính nông dân là chủ thể”.

Báo cáo thêm với bí thư Thành ủy, ông Trịnh Quốc Dũng - giám đốc điều hành vùng phát triển nguyên liệu Vinamilk - cho biết công ty sẽ giúp nông dân thay đàn bò hiện có bằng đàn bò ngoại nhập cho sản lượng cao. Cung cấp toàn bộ thức ăn, chăm sóc, phối giống theo chương trình dài hạn. TP cần hỗ trợ vốn vay, lãi suất ưu đãi cho nông dân để thực hiện.

Ông Dũng cũng báo cáo là ở Củ Chi xuất hiện một số băng nhóm bảo kê thu mua sữa, ngăn chặn người dân bán sữa cho Vinamilk và các công ty thu mua sữa khác. “Việc này rất nghiêm trọng, chúng tôi đã có báo cáo cho Công an Củ Chi. Nhưng cần sự tham gia của cấp cao hơn để bà con và phía công ty yên tâm” - ông kiến nghị. Ngay sau đó, Bí thư Thăng đã yêu cầu Văn phòng Thành ủy có văn bản đề nghị Công an TP.HCM vào cuộc làm rõ.

Sẽ cho nông dân nuôi bò vay ưu đãi

Trước lộ trình mà phía Vinamilk đưa ra, ông Đinh La Thăng yêu cầu ngay trong quý 1, Ban cán sự Đảng UBND TP phải hoàn thành đề án cơ cấu lại đàn bò sữa. Trong đó nêu rõ phần việc của chính quyền từng cấp, sự phối hợp cụ thể giữa chính quyền và phía Vinamilk trong việc hỗ trợ nông dân cải tạo đàn bò sữa theo công nghệ của Vinamilk. Ông khẳng định TP sẽ cho nông dân vay ưu đãi với lãi suất thấp hoặc không lãi suất để thực hiện được đề án này.

Đáp lại ý kiến này của bí thư Thành ủy, bà Mai Kiều Liên đề nghị ngay trong quý 1-2017, TP và Vinamilk cho thí điểm ngay một khu vực nhỏ để nông dân thay con giống bò sữa, áp dụng công nghệ chăn nuôi mới. Bà Liên khẳng định khi mô hình thí điểm cho thấy năng suất tăng từ 17-18 lít lên 30 lít/con/ngày thì sẽ thuyết phục được người nông dân nuôi bò sữa làm theo.

Đánh giá về đề án của TP và mô hình thí điểm mà bà Liên đề xuất, ông Sử Ngọc Anh - giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư - rất hoan nghênh và nói: “Tiền không phải là vấn đề lớn, vấn đề là mô hình thí điểm thuyết phục được nông dân”.

Mở rộng vấn đề, Bí thư Đinh La Thăng cho rằng tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp dù chỉ chiếm 0,84% giá trị sản phẩm mà TP làm ra và đóng góp chỉ 0,04% (trong 8,5%) tăng trưởng của TP nhưng có ý nghĩa rất lớn. Bởi đa số 23.000 hộ nông dân TP đang sống ở những vùng ngoại thành, xưa là căn cứ kháng chiến cũ của TP. Và đề án này là một trong những phần việc mà TP.HCM phải làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ những người nông dân TP.

 “Việc chúng ta cần làm nhất là giúp những người nông dân còn khó khăn ấy chiếc “cần câu cơm” có năng suất, lâu dài” - bí thư Thành ủy khẳng định.

Thành công của Vinamilk có vai trò quan trọng của tổ chức Đảng

Bí thư Thành ủy đánh giá với tổ chức Đảng rất mạnh, có gần 500 đảng viên, Vinamilk là điển hình trong việc khẳng định vai trò của Đảng trong một doanh nghiệp vốn nhà nước. Ông cho rằng tổ chức Đảng tại Vinamilk - một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nhà nước hiện chiếm 39% cổ phần - đã thể hiện được vai trò của mình trong phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bí thư Thành ủy cũng chia sẻ ông đến thăm Vinamilk còn để muốn tận mắt chứng kiến một trong ba nhà máy sữa lớn nhất thế giới, công suất năm 2018 sẽ là 800 triệu lít/năm, với hệ thống tự động hóa toàn bộ. 

Thêm bình luận

Các tin khác

#Vinamilk #Thng #trin

Sabeco đang có hơn 6.500 tỷ gửi ngân hàng |Tin tức Doanh Nghiệp


Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 4/2016 và cả năm 2016.

Theo đó, doanh thu quý 4/2016 của Sabeco đạt 8.844 tỷ đồng tăng gần 80% cùng kỳ năm trước, lũy kế cả năm đạt 30.666 tỷ đồng, tăng 13% năm 2015.

Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, doanh thu tài chính của Sabeco đạt 831 tỷ đồng trong năm 2016, tăng 98% cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, chi phí bán hàng trong năm 2016 cũng tăng nhẹ 7,8% so với 2015.

Trong quý 4/2016, Sabeco đạt lợi nhuận trước thuế 1.196 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2015. Tính chung cả năm, Sabeco đạt lợi nhuận trước thuế 5.707 tỷ đồng, tăng 30.8% cùng kỳ 2015. 

Lợi nhuận sau thuế hợp nhất cả năm đạt 4.655 tỷ đồng, tăng 32,8% năm 2015, vượt 27% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ năm 2016 đạt 4.475 tỷ đồng, tăng 37,8% năm trước, EPS năm 2016 đạt 6.978 đồng.

Tính tại thời điểm 31/12/2016, Sabeco có hơn 3.500 tỷ tiền và tương đương tiền, ngoài ra công ty có hơn 3.064 tỷ tiền gửi có thời hạn trên 3 tháng hạch toán tại khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.  Ngoài ra, Sabeco còn nắm giữ một lượng lớn bất động sản gồm 5 khu đất tại TP. HCM có tổng trị giá ước tính hơn 735 tỷ đồng.

Thêm bình luận

Các tin khác

#Sabeco #6500

Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại Petrolimex tăng lần đầu tiên trong năm |Tin tức Doanh Nghiệp


Giấy phép số: 76/GP-BTTTT Do Bộ thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/02/2014

Tổng biên tập: Vũ Quang Trạch

Thư ký thường trực: Hoàng Minh Thành

Địa chỉ: Phòng 1105, nhà D, Khách sạn Thể Thao, số 15 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Bảng giá quảng cáo

Hotline: 0918.262.286 - 04.33505280 | Email:bbt.doanhnghiepvn@gmail.com

#Petrolimex #trong

Hòa Phát đạt doanh thu và lợi nhuận cao nhất lịch sử |Tin tức Doanh Nghiệp


Giấy phép số: 76/GP-BTTTT Do Bộ thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/02/2014

Tổng biên tập: Vũ Quang Trạch

Thư ký thường trực: Hoàng Minh Thành

Địa chỉ: Phòng 1105, nhà D, Khách sạn Thể Thao, số 15 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Bảng giá quảng cáo

Hotline: 0918.262.286 - 04.33505280 | Email:bbt.doanhnghiepvn@gmail.com

#doanh #nhun

Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng báo lãi tăng chóng mặt |Tin tức Doanh Nghiệp


Tập đoàn Vingroup (mã VIC) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2016 và cả năm 2016.

Theo đó, doanh thu thuần quý 4/2016 của Vingroup đạt 23.886 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu chuyển nhượng bất động sản đạt 18.471 tỷ đồng, tăng 83%; doanh thu kinh doanh khách sạn, du lịch và vui chơi giải trí đạt 1.184 tỷ đồng, tăng 98%; doanh thu từ giáo dục đạt 200 tỷ đồng, tăng 31%; doanh thu từ bệnh viện và các dịch vụ liên quan đạt 314 tỷ đồng, tăng 27%.

Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, siêu thị và cửa hàng tiện ích Vimart và Vinmart+ và VinPro ghi nhận mức doanh thu từ bán hàng là 2.120 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, trong quý 4/2016, Vingroup ghi nhận hơn 3.186 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính, gấp 7 lần cùng kỳ. Tuy nhiên chi phí tài chính cũng lên tới 3.045 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay chiếm hơn 1.778 tỷ đồng.

Chi phí tăng vọt khiến lợi nhuận sau thuế quý 4/2016 giảm 18% so với cùng kỳ năm trước, đạt 410 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ chấp nhận lỗ ròng 165 tỷ đồng trong quý này. 

Mặc dù vậy, tính chung cả năm, doanh thu thuần hợp nhất ghi nhận năm 2016 là 58.542 tỷ đồng, tức tăng gấp 1,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái, khiến lợi nhuận sau thuế đạt 3.505 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, kết thúc năm 2016, Vingroup vượt 30% kế hoạch doanh thu và 17% kế hoạch lợi nhuận đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 thông qua.

Thêm bình luận

Các tin khác

#Vingroup #chng