Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

Tóm gọn tên cướp vọt ra từ nghĩa trang "nhảy" xe| Luật BRAVOLAW


(ĐSPL) - Hải bất ngờ từ trong nghĩa trang lao ra, đẩy đổ xe máy khiến chị T. ngã xuống mương nước. Sau đó, đối tượng nhảy lên xe máy của chị T. phóng chạy.

Công an quận Kiến An bắt giữ Phạm Văn Hải (33 tuổi, ở tổ Kha Lâm 5, phường Nam Sơn) khi đối tượng vừa từ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trở về. Đây là nghi can trong một vụ cướp xe - tin tức đăng tải trên báo Hải Phòng.

Tóm gọn tên cướp vọt ra từ nghĩa trang Phóng to

Đối tượng Hải và tang vật vụ án - Ảnh: báo ANTĐ

Theo báo An ninh thủ đô, trưa 7/10, chị Nguyễn Thị T, (trú tại phường Văn Đẩu, quận Kiến An) điều khiển xe máy về nhà, đến gần nghĩa trang phường Nam Sơn, đoạn giáp ranh phường Văn Đẩu, thì có điện thoại nên đi chậm lại để nghe. Đúng lúc đó, một đối tượng bất ngờ từ trong nghĩa trang lao ra, đẩy chiếc xe máy đổ khiến chị T. ngã xuống mương nước. Sau đó, đối tượng nhảy lên xe máy của chị T. phóng chạy. Cô gái trẻ bị mất tài sản gồm 1 xe máy, 1 ĐTDĐ, 1 túi xách bên trong có hơn 1,2 triệu đồng và một số giấy tờ. 

Quá trình điều tra, 3 ngày sau, Công an quận Kiến An xác định chiếc xe máy của chị T. đang “có mặt” ở một cửa hàng sửa chữa xe máy trên đường Thiên Lôi, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân. Theo tường trình của chủ cửa hàng, khoảng 14h ngày 7/10, có người quen là Phạm Văn Hải đến đề nghị bán chiếc xe này và nói là của em gái nhờ bán hộ. Hai bên thống nhất mua, bán chiếc xe với giá 25 triệu đồng. Tiến hành cho nạn nhân nhận dạng, chị Thoa xác định đối tượng Hải là thủ phạm đã cướp tài sản của mình. Thời điểm này, tên Hải vắng mặt ở địa phương.

Tiếp tục xác minh, Công an quận Kiến An nắm được Phạm Văn Hải làm ăn ở các tỉnh phía Nam và thi thoảng mới về nhà. Sau nhiều ngày rà soát, theo sát di biến động của đối tượng, ngày 1/11, trinh sát hình sự Công an quận Kiến An đã bắt được Phạm Văn Hải khi đối tượng vừa về. Trước tài liệu, chứng cứ cơ quan Công an thu thập, đối tượng đã phải khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.

Điều 136, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định:

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

h) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

HẠNH VŨ (Tổng hợp)

Xem thêm video:

Nguồn: Tinnhanhonline.vn

Đọc báo Pháp luật Đời Sống trong ngày cập nhật liên tục từng giờ tại chuyên mục Pháp Luật

#ngha #trang

http://ift.tt/29osiNO

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.